Các loài Epithema

Danh sách các loài dưới đây lấy theo Bransgrove & Middleton (2015)[1]

  • Epithema benthamii C.B.Clarke, 1883 (đồng nghĩa: E. brunonis var. scabridum, E. calcicola): Phân bố tại Indonesia, Philippines.
  • Epithema carnosum Benth., 1835: Phân bố tại Ấn Độ, Lào, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam (Bắc Kạn, Hà Giang).
  • Epithema ceylanicum Gardner, 1846 (= Epithema zeylanicum Gardner, 1846?, đồng nghĩa: E. brunonis var. fasciculatum, E. dentatum, E. dentatum subsp. hispidum, E. taiwanense, E. taiwanense var. fasciculatum): Phân bố tại Ấn Độ (cả quần đảo Andaman), Campuchia, Đài Loan, Myanmar, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam (Lạng Sơn).
  • Epithema dolichopodum Hilliard & B.L.Burtt, 1997: Phân bố tại Malaysia, Philippines.
  • Epithema horsfieldii (R.Br.) DC., 1845: Phân bố tại Indonesia, Timor Leste.
  • Epithema involucratum (Roxb.) B.L.Burtt, 1958 (đồng nghĩa: Aikinia brunonis, E. brunonis, E. brunonis var. violaceum): Phân bố tại Indonesia, Timor Leste.
  • Epithema longipetiolatum (Merr.) Hilliard & B. L. Burtt, 1997 (đồng nghĩa: E. brunonis var. longipetiolatum): Phân bố tại Indonesia.
  • Epithema longitubum Hilliard & B.L.Burtt, 1997: Phân bố tại Indonesia.
  • Epithema madulidii Hilliard & B.L.Burtt, 1997: Phân bố tại Phillipines.
  • Epithema membranaceum (King) Kiew, 1985: Phân bố tại Indonesia, bán đảo Mã Lai, Thái Lan.
  • Epithema parvibracteatum Hilliard & B.L.Burtt, 1997: Phân bố tại bán đảo Mã Lai.
  • Epithema philippinum (Hilliard & B.L.Burtt), 1997: Phân bố tại Philippines.
  • Epithema pusillum (C.B.Clarke) Bransgrove, 1997 (đồng nghĩa: E. dentatum var. pusillum): Phân bố tại Ấn Độ.
  • Epithema rennellense Hilliard & B.L.Burtt, 1997: Phân bố tại quần đảo Solomon (đảo Rennell).
  • Epithema sarawakense Hilliard & B.L.Burtt, 1997: Phân bố tại Indonesia, Malaysia.
  • Epithema saxatile Blume, 1826. Loài điển hình của chi. Phân bố tại Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan. Có thể có ở Việt Nam (Đồng Nai, Gia Lai).
  • Epithema steenisii Hilliard & B.L.Burtt, 1997: Phân bố tại Indonesia.
  • Epithema strigosum (C.B.Clarke) Hilliard & B.L.Burtt, 1997 (đồng nghĩa: E. brunonis var. strigosum): Phân bố tại Indonesia.
  • Epithema tenerum (C.B.Clarke) Hilliard & B.L.Burtt, 1997 (đồng nghĩa: E. brunonis var. tenerum): Phân bố tại Indonesia.
  • Epithema tenue C.B.Clarke, 1883: Phân bố tại Guinea, Sierra Leone, Liberia, Ivory Coast, Nigeria, Cameroon, Guinea Xích đạo, Gabon, Sao Tome & Principe, CHDC Congo, Uganda, Nam Sudan.

Danh sách này hơi khác với danh sách do The Plant List cung cấp ở các điểm sau:

  • The Plant List công nhận loài E. calcicolum Ohwi, 1943 (= E. calcicola Ohwi, 1943), nhưng Bransgrove & Middleton (2015) coi nó là đồng nghĩa của E. benthamii C.B.Clarke, 1883
  • The Plant List công nhận loài E. dentatum (C.B.Clarke) Hilliard & B.L.Burtt, 1997 với phân loài hispidum và thứ pusillum, nhưng Bransgrove & Middleton (2015) coi chúng tương ứng là đồng nghĩa của E. ceylanicum Gardner, 1846 và E. pusillum (C.B.Clarke) Bransgrove, 1997.
  • The Plant List công nhận loài E. taiwanense S.S. Ying, 1992 với thứ fasciculatum (nguyên bài báo gốc là E. taiwanensis và E. taiwanensis var. fasciculata), nhưng Bransgrove & Middleton (2015) coi chúng là đồng nghĩa của E. ceylanicum Gardner, 1846.
  • The Plant List công nhận loài E. taiwanensis S.S. Ying, 1992
  • The Plant List công nhận loài E. zeylannicum Gardner, 1846 trong khi Bransgrove & Middleton (2015) ghi nhận E. ceylannicum Gardner, 1846. Có lẽ đây chỉ là cách ghi chính tả mà thôi.

Tại Việt Nam

Sách Cây cỏ Việt Nam An Illustrated Flora of Vietnam, quyển 3, in lần thứ hai, Nhà XN Trẻ, 1999, trang 28, mục từ 7812 của Phạm Hoàng Hộ ghi nhận loài Epithema brunonis Bl. với tên gọi thượng tiển (có thể là tiễn, do tác giả là người miền nam nên có thể có sự lẫn lộn dấu hỏi với dấu ngã ở đây). Ông mô tả loài này như sau:

Cỏ cao 2-40 cm. Lá mọc đối; phiến hình tim, đầu tà, bìa gần nguyên hay có răng to, có lông mịn, gân phụ 7-9 cặp; cuống dài 2-5 cm. Cọng phát hoa dài đến 18 cm; tụ tán đơn phân giống hoa đầu; lá dài đều, thon nhọn, có lông; vành lam hay trắng, gần như đều, dài 8 mm; tiểu nhụy thụ 2. Nang tròn, to 2 mm; hột rất nhỏ. Núi Dinh, núi vùng Hà Tiên; III.Herb to 40 cm high; limb pubescent; flowers white or blue; capsules globulous, 2 mm large.

Trong khi đó botanyvn.com ghi nhận 2 loài là E. brunonis Blume với tên gọi thượng tiền và E. involucratum (Roxb.) B.L.Burtt (chưa/không có tên tiếng Việt, có kèm ảnh). Tuy nhiên, tra cứu IPNI thì không có danh pháp E. brunonis Blume mà chỉ có E. brunonis (Wall.) Decne., 1834[6], hiện nay được coi là đồng nghĩa của Epithema involucratum (Roxb.) B.L.Burtt, 1958[1].

Carl Ludwig Blume chỉ mô tả 1 loài duy nhất cho chi Epithema là E. saxatile[6], kết hợp với các tổng hợp, diễn giải của Bransgrove & Middleton (2015) thì loài mà tác giả Phạm Hoàng Hộ đề cập tới có lẽ chính là Epithema saxatile.